Ảnh món ăn không chỉ đơn giản là bấm máy rồi chụp lại, đó là kết quả cộng gộp của nhiều yếu tố: kỹ năng bếp núc, kỹ năng styling, kỹ năng chụp ảnh…
Sắp xếp một thức ăn cho chụp ảnh khác rất nhiều việc trang trí cho thực khách, cần đảm bảo được yếu tố “Trông có vẻ ngon”. Dưới đây là 10 Tips đáng thử từ fotoclasses.com mà bạn có thể tham khảo
1. Tự hỏi, điều gì làm món ăn “Trông có vẻ ngon”:
Trước khi bấm máy chụp, trước khi styling và ngay cả trước khi nấu bạn nên xác định điều gì làm món ăn trông ngon miệng, đây thực sự là câu hỏi quan trọng cần được trả lời.
Làm nổi bật nhất phần ngon nhất của món ăn
2. Lựa chọn backgorund có độ tương phản cao, tạo ra tone của bức hình:
Dùng một background tốt có thể giúp món ăn được nổi bật thêm, ngược lại sẽ khiến món ăn chìm mất trong bức ảnh.
Bạn có thể sử dụng props cùng tone với background để món ăn thêm phần nổi bật

Món chay canh kiểm Nam bộ Client: Phương Nam Book
Photograph by: Wing Chan at BITE Studio
Food Stylist: Tiến Nguyên
3. Sử dụng Props vừa phải
Một số món ăn có màu sắc đơn điệu, ít nổi bật bạn có thể dùng các props màu sắc để thêm vào. Tuy nhiên nên lưu ý tới kích thước, màu sắc, họa tiết của props có thể khiến món ăn bị chìm.
Cách thông thường hay sử dụng là sắp xếp tự nhiên các loại gia vị của món ăn, hay các loại quả tươi mọng xung quanh

Mắm tôm chua Gò Công Client: Phương Nam Book
Photograph by: Wing Chan at BITE Studio
Food & Prop Stylist: Tiến Nguyên
4. Chụp khi món ăn đang ở trạng thái tốt nhất
Món ăn khi vừa nấu xong lúc nào trông cũng tươi ngon hấp dẫn hơn khi phơi quá lâu, tùy từng món mà có cách kéo dài độ tươi mới như rau xà lách non xanh hơn khi nhúng qua nước đá, hay món canh soup sẽ tuyệt với hơn khi còn độ ấm nóng, hơi nước bốc lên
5. Tạo ra chuyển động
Thêm một số yếu tố động trong bức hình sẽ giúp món ăn tăng phần hấp dẫn. Cảnh lắc chảo, sợi mì tung hay dòng sauce đang đổ xuống…
6. Không cầu kỹ, đơn giản hóa mọi thứ
Đôi khi chụp một lát cắt, một muỗng thức ăn nhỏ cũng đủ khiến người xem phát thèm
7. Đừng sắp xếp mọi thứ quá đều nhau
Trong hình cần tạo độ nhấp nhô để chiều sâu, có thể sử dụng thêm props để tăng thêm hình khối trong ảnh

Photo: Lê Thanh Tùng
Food stylist: Bùi Lý Tiến Nguyên
Lighting assistants: Trọng Thành & Khoa Hồ
Copywriter: Chieng Xiu
Producer: Pham My Linh
8. Chọn đúng góc
Góc máy tạo nên sự khác biệt rất lớn trong chụp ảnh, tự trả lời câu hỏi cần nhấn mạnh điểm nào của món ăn. Có một số góc cơ bản
Góc trực diện
Từ trên xuống (Top Shot)
0 độ < Góc <90 độ hoặc tầm mắt ngồi vào bàn ăn

Client: Cafe De La Poste
Photo: Lê Thanh Tùng at Spotlight Studio
Food stylist: Bùi Lý Tiến Nguyên
Producer: Pham My Linh
9. Không nhất thiết phải đặt món ăn ở giữa hình
Bạn có thể tim hiểu thêm về the Rule of Thirds đế bố cục hình ảnh món ăn.
**Rule of Thirds (quy tắc 1/3) là một nguyên tắc căn bản rất cần thiết khi sắp xếp chủ thể trong ảnh của bạn dù đó là hình chụp ngang hay đứng. Quy tắc này cho thấy rằng khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thễ hơn là đặt tại trung tâm của ảnh.
10. Sử dụng đường dẫn
Food và props giúp tạo thành các đường dẫn hướng mắn người xem vào món ăn, bạn có thể tận dụng như đôi đũa, cái nĩa
Hay dòng sauce
Có rất nhiều điều kết hợp với nhau để tạo ra một tấm ảnh đẹp, và tất nhiên điều quan trọng nhất luôn là làm thế nào để đạt được điều ” Trông có vẻ ngon mắt”. Bạn hãy thử xem ^_^

