Làm thế nào để trở nên giỏi hơn, được nhiều khách hàng biết tới và có một team làm việc như mơ ? Câu hỏi mà mọi Food Stylist đều đặt ra và câu trở lời của mình là chăm chỉ test shoot. Lý do tại sao ư ?
1.Marketing
Thị trường luôn luôn thay đổi, và các gương mặt mới tài năng luôn xuất hiện, và điều này tạo ra áp lực khiến bạn phải chăm chỉ hơn, đặc biệt với dạng công việc tự do như Food Stylist
Từ những ngày đầu tiên khi không có một hình portfolio trong tay, thì trong đầu mình luôn nghĩ làm sao để có được portfolio, tới khi công việc dần ổn định và ít nhiều được biết tới thì mình vẫn phải update portfolio để làm mới bản thân lẫn tư duy nghề nghiệp.
Không phải công việc nào cũng yêu cầu bạn phải thật sáng tạo thật mới mẻ, làm việc với khách hàng nghĩa là giải quyết các yêu cầu cần thiết của họ, thật sự là làm càng lâu mình càng cảm thấy bản thân ù lì nếu không thử làm một cái gì đó mới.
Nếu bạn thấy có vẻ chán với những gì mình đang làm, thì ở cương vị khách hàng nếu cứ phải xem đi xem lại những sản phẩm bạn làm mà không có gì mới mẻ thì … test shoot sẽ giúp portfolio của bạn luôn mới mẻ, khách hàng sẽ thích thú và nhớ tới bạn hơn
Công việc test shoot của một Food Stylist có thể hiểu làm 2 hướng cơ bản:
- Test layout, test cách sắp xếp, bố cục, trình bày, thử nghiệm phối trộn chất liệu sao cho hiệu quả thị giác mang lại tốt nhất
- Test hiệu ứng, công thức, tip&trick khi xử lý thực phẩm. Mình thì mê dạng này nhất 😀
Đây là lý do tại sao Food Stylist nên sắm cho mình một camera đủ ổn, vì thỉnh thoảng có vài khoảnh khắc Eureka, còn ghi hình lại được, vì không phải khi nào bạn cũng có cơ hội làm việc với Photographer
Dăm bữa nửa tháng không có gì làm là mình lại lôi một cái gì đó ra test, vừa có hình đăng lên các kênh thông tin như Facebook, Web… vừa giúp khách nhớ là mình chưa bỏ nghề 😀
Thật ra trong quá trình test cái bánh này thì thất bại cũng nhiều, đâu đấy mình đã nưỡng chừng 40-50 mẻ bánh trong mấy tuần liền, và cuối cùng tìm ra được công thức ổn nhất với cupcake mình share nhẹ với mấy bạn:
100g bột đa dụng
100g đường
4 trứng gà
50g sữa tươi
50g dầu ăn
Cách làm như làm bánh bông lan bình thường( mình không đề cập chi tiết vì bạn có thể search thêm nha), ngoài ra để bánh giữ được form tốt thì có các yếu tố sau ảnh hưởng: nhiệt độ lò có ổn định không, loại khuôn, cách bạn rót bột vào khuôn, cách bạn đánh trứng, trộn bột có đúng kỹ thuật và đủ thời gian không. Và sau không biết bao nhiêu mẻ bánh mang tặng hàng xóm bạn bè thì mình có được mấy job làm bánh trông cũng ra gì lắm 😀
2. Thay đổi định hướng portfolio
Có một sự thật, Food Stylist cũng giống như bao nghề khác, càng đi sâu thì càng chia nhánh, có người chuyên món mặn, có người chuyên món ngọt, có bạn thì chỉ setup layout sắp xếp food…Test shoot giúp bạn trải nghiệm nhiều hướng khác nhau, rồi ra quyết định xem tập trung chuyên sâu hướng nào nhất.
Thời gian đầu tiên mới vào nghề mình chỉ thích làm kem giả, sau đó thì mình thích làm mì gói, rồi sữa, rồi món mặn, cá kho, nước mắm… mà cho dù làm gì thì mình thích ngồi một chỗ làm mấy chuyện như thê này

Hình bên trái là mình đang cố gắng nắn cái bánh cho nó đầy đặn lại và lõm một đường ở gữa, sau đó sẽ thêm nhân vào Hình bên phải mình đang ngồi nắn cái bánh lại cho bớt tròn, nhìn tự nhiên hơn
3. Xây dựng hoàn chỉnh portfolio
Mình có một kinh nghiệm nhỏ, mỗi năm mình tập trung test một hướng tập trung vào một nhóm ngành hàng cụ thể để phát triển portfolio, cứ như thế hiện tại hầu như sản phẩm nào mình cũng có portfolio trực tiếp, và mình nhận ra mình thích làm các sản phẩm cần nhiều thời gian tỉ mỉ để hoàn thiện.
Nếu ai đó hỏi mình thuần thục làm giỏi sản phẩm nào nhất, thì câu hỏi này thật khó để nói ra, vì sau mỗi lần test shoot, mình tìm ra được những thứ mình làm ổn và không ổn, thành ra mình luôn có một sự lo lắng nhẹ với tất cả sản phẩm khi bắt tay vào làm
Sau mỗi lần test shoot bạn sẽ làm phiên bản hiện tại tốt hơn
4. Chọn nhóm khách hàng
Bạn yêu thích và muốn được styling cho mì gói, bạn test shoot mì gói. Bạn thích được đi chụp nước, bạn test shoot với nước. Khách hàng nhìn vào portfolio của bạn và dễ dàng nhận ra bạn là chuyên gia, là thứ họ đang tìm thì chắc chắn bạn sẽ nhận được cái gật đầu từ họ
Có một chuyện vui mình kể vài lần đi làm: Khách hàng chụp mình gói sẽ đỏi hỏi portfolio mì gói, nếu bạn gửi portfolio chụp các món nước khác như phở, hủ tiếu… thì khả năng rớt khỏi danh sách chọn cũng khá cao.
5. Thử làm việc với một Food Photographer mới
Food Photographer làm việc với nhiều Food Stylist là điều bình thường, và ở chiều ngược lại cũng vậy, theo mình điều này không hẳn là làm giảm sút lòng tin lẫn nhau khi làm việc chung – tất nhiên bạn nên có thái độ đúng mực, nếu có những bí mật cả hai ngầm hiểu không share rộng rãi khi chưa được phép – việc được tiếp xúc với nhiều Food Photographer khác nhau, nhận được những mức độ yêu cầu đổi hỏi chất lượng styling khác nhau sẽ giúp bạn nhanh lên tay hơn.
Mình có một lời hứa ngầm của bản thân là không tự ý chia sẻ các tip&trick của food photographer này cho Food Photographer khác, đặc biệt là các setup của họ, nếu Photographer muốn chia sẻ thì họ sẽ chia sẻ, minhg không tự ý làm vậy
6. Hạn chế thất bại
Tốt khoe thì xấu che, để có 1 lần đẹp mình cũng phải trải qua cả chục thậm chí cả trăm lần xấu, mấy hình ảnh trong portfolio của mình hình nào mình cũng nhớ quá trình vất vả tạo ra nó, phải thực hành, thử nghiệm và tốn kém thời gian như thế nào.

Bên trái – Làm lần đầu mình vẫn bị fail như mọi người Bên phải sau khoảng 2-3 lần quen tay quen máy, trông ổn hơn nhiều rồi đúng không ( chụp vôi lưu làm tư liệu nên hơi mờ)
Luôn luôn tự test shoot trước khi làm việc với khách hàng để đảm bảo hạn chế tối đa thất bại vì kinh nghiệm không đủ hoặc xui @.@
Có bạn hỏi mình làm lâu năm rồi chắc giờ chả sợ gì đâu nhỉ, nhưng thật ra không phải, mình vẫn sợ đều đều, thậm chí sợ hơn nhiều sau mỗi năm, vì càng có thêm kinh nghiệm mình càng biết có thể có lỗi ở đâu
7. Thư giãn và bớt stress
Trước đây mình mê nghề này vì nó cho mình cảm giác hạnh phúc mỗi khi làm ra một món ăn đẹp, test shoot không có khách hàng, người mà bạn phải làm thoã mãn duy nhất chính là bản thân mình, làm ra một test shoot tốt bạn sẽ thấy vui, có tệ một chút thì cũng thở phào nhệ nhõm hơn vì người có thể la bạn chắc chỉ còn bạn photographer đang làm việc cùng bạn

Có thể khách hàng không bao giờ mua những tấm như thế nào, nhưng mình thấy thích thì mình làm thôi 😀
8. Thêm động lưc phát triển
Như mình có đề cập ở trên, càng test càng ra lỗi và nếu bạn thực sự yêu nghề, bạn sẽ càng muốn sửa lỗi để mang được sản phẩm tốt nhất khi đi làm

Hình này mình test trước khi đi quay với Nescafe, để đảm bảo cây dừa trông ra cây dừa và làm nhanh nhất có thể 😀
Và thành phẩm sau khi khách hàng air clip đây
Và đây là bật mí cho mấy bạn Food Stylist mới vào nghề: Trong thực tế, Food Stylist được charge tiền test shoot với khách hàng. Tuy nhiên buổi test shoot lấy tiền này bạn nên xem nó như là một ngày đi làm thực tế, cũng cần chuẩn bị đầy đủ
Chúc mấy bạn có thật nhiều sản phẩm ưng ý khi test shoot nhé <3

