M

Một khi bạn đã sẵn sàng chọn nghề Food Stylist để tạo ra thu nhập thì việc đầu tiên, bạn phải nghiêm túc nghĩ đến giá trị bản thân mình là bao nhiêu 😀

Một công việc sáng taọ, thường hơi khó định lượng, mỗi người sẽ có mỗi báo giá riêng – fee/rate. Trong nhưngx ngày đầu mới đi làm mình thường không nghĩ nhiều về việc kiếm được bao nhiêu, mình thích cảm giác được đi làm, dược tiếp xúc với thứ mình thích càng nhiều càng tốt, nếu tạo được đồng ra đồng vào bao nhiêu cũng được, cũng thấy vui và hạnh phúc lắm rồi, mình có dạy mấy bạn tới bài học làm báo giá, một số bạn cũng có suy nghĩ y như mình lúc đầu, bạn khác thì so sáng với việc 1 ngày làm ở công ty, rồi thấy cao thấy thấp thành ra cũng ngại báo giá luôn. Vậy điều này có nghĩ là để kiếm tiền bằng nghề Food Stylist khó khăn vậy sao ?

Nguyên tắc đầu tiên của việc định giá bản thân là phải đảm bảo được cuộc sống cơ bản và có phần dư để phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn không phải quan tâm tới hai vấn đề kia thì oki rồi, bạn làm vì đam mê không cũng được, không cần đọc tiếp phần bên dưới ^^

Concept: Kem khổ qua – Đắng à mà ngon – Photograph by: Foodstylistvn – Bài tập từ Food Stylist Class 101

Những điều bạn cần quan tâm, làm rõ để tự định giá được bản thân:

  1. Dịch vụ bạn cung cấp là gì ? Food Styling, Cooking, Prop Styling…
  2. Prop, trang thiết bị bạn cần phục vụ cho công việc
  3. Nơi bạn sẽ làm việc. Ví dụ: bạn ở HCM mà có công việc ở tận HN.
  4. Thời gian cần để chuẩn bị cho công việc vừa nhận được : mua sắm, di chuyển, họp hành, trao đổi, test làm thử
  5. Khoản tạm ứng – Deposite . Trường hợp bị huỷ công việc giữa chừng mà không phải lỗi của bạn, liệu bạn có tính chi phí đã bỏ ra ?

Với 5 mục trên phần nào bạn sẽ cân nhắc được tiền lương/ngày làm việc của freelancer tại sao hơn 1 ngày làm việc tại công ty. Để có một ngày shooting diễn ra suôn sẻ bạn sẽ cần làm việc trước đó 2-3 hôm. Ở một số job thời gian chuẩn bị của mình mất lâu nhất tầm 1 tháng cho việc gửi mẫu, hình chụp thử, họp hành trao đổi chỉnh sửa mẫu…

Styling fee / Day rate

Đây là phần tiền công bạn nhận được không bao gồm chi phí gì cả, không bao gồm thuế, chi phí thực phẩm, chi phí prop, di chuyển, ăn uống…

Styling mỗi người sẽ mỗi khác tuy nhiên có thể được phân cấp theo các dạng công việc sau:

  • Food Styling for menu/restaurant vừa và nhỏ: công việc hầu như là sắp xếp và chỉnh món ăn cho hoàn hảo, phần nấu nướng đã có đầu bếp của khách hàng lo
  • Food Styling for brand – Viral/Online: Sắp xếp prop, nấu nướng, tip&trick cơ bản để món ăn hoàn hảo theo định hướng chung của khách hàng
  • Food Styling for brand – Print/TVC: nấu nướng hoàn hảo, sắp xếp prop, tip&trick nâng cao để sản phẩm của khách hàng tuyệt vời nhất khi xuất hiện
  • Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chỉ đề cập ở mức cơ bản dành cho Food Styling for menu/restaurant vừa và nhỏ

Ở Mỹ hay một số nước có quy định rất rõ về thời gian làm việc, 1 worrking day của 1 Food Stylist là 10-11 tiếng, thời gian này bao gồm thời gian nghỉ ăn uống vào buổi trưa. Và tiền over time được tính 50% tiền công khi quá 10 tiếng làm việc, nếu quá 12 tiếng làm việc thì xem như tính sang ngày mới. Nghe thì có vẻ thơm nhưng mình nói thật càng làm lâu và liên tục, càng về cuối ngày thì bản thân mình tự nhân thấy là không thế tiếp tục duy trì sự tỉnh táo, nên mình chưa bao giờ mê có khoản overtime này

Còn ở Việt Nam, nếu bạn nhận một job nhà hàng theo kinh nghiệm của mình thì hãy báo thời gian làm việc là 10 tiếng. Được hiểu như sau: 1 tiếng chuẩn bị đồ trước khi shoot, 8 tiếng làm việc cùng đầu bếp và ekip chụp ảnh, 1 tiếng dọn dẹp đi về. Do đó nếu bạn thấy khả năng của bản thân là làm được 30 phút/ hình thì tối đa 1 ngày bạn chỉ làm được 16-20 hình. Đây là điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện báo giá với khách hàng

Khi mới bắt đầu kiếm tiền bằng nghề Food Stylist luôn luôn báo giá theo ngày

Khái niệm overtime thường ít được đề cập tới khi làm các job ở dạng này, tuy nhiên nếu thấy job quá căng thẳng mình vẫn báo over time. Lý do vì mình sẽ cần chuẩn bị cho team mình tốt hơn, có thể là bỏ một số job trước đó hoặc sau đó để đảm bảo sức khoẻ hoặc thuê thêm trợ lý để mình có thời gian nghỉ ngơi một chút…. nói chung lý do có nhiều lý do, và theo mình các bạn nên báo overtime.

Sau đây mình sẽ liệt kê một số chi phí cơ bản giúp bạn cân nhắc Styling fee của mình:

  • Di chuyển
  • Chi phí thực phẩm trang trí – Food cost
  • Chi phí chén dĩa,khăn trải bàn, đá giả… – Prop cost
  • Chi phí trợ lý – Cần bao nhiêu trợ lý, chi phí 1 trợ lý là bao nhiêu
  • Chi phí ăn uống ngày làm việc
  • Tiền công 1 ngày mà bạn bắt đầu thấy vui

Cộng hết cách khoản phí này lại sẽ ra được chi phí cơ bản 1 ngày – Styling fee/ Day rate mà nhà hàng cần trả cho bạn. Tất nhiên, bạn có thể tách nhỏ chi phí trên ra để mọi ngời thấy bạn thật ra không có đắt đâu, mà mấy chi phí kia là rất cần thiết để đi làm

Tuỳ mỗi bạn sẽ điền vào từng mục khác nhau, nhưng nhớ là hãy điền hết nha 😀

Có một cách tính Styling Fee của bạn kiểu khác, vừa dễ mà vừa khó khi mới bắt đầu

Dễ nếu bạn nhận được 1 dự án dài hơi, 5-10 ngày/ tháng, có khi tới 20-25 ngày. dự án dài nhất mình từng làm là mất 1 tháng. Bạn chỉ cần bấm bụng 1 tháng với mức chừng này là thấy thoài mái con gà mái rồi

Khó: theo kinhg nghiệm của mình thì một Food Stylist một tháng sẽ kiếm được tầm 2-3 job lẻ là bình thường, một số khác có thể kiếm được 5-6 job( có thể nói ở mức này là tối đa rồi). Dựa vào số lượng job đó, lấy mức lương tháng mà bạn thấy vui chia đều ra là ra con số

Báo giá sẽ được làm trên file gì ?

Các mục báo giá của Food Stylist thường không nhiều, có 4 mục chính

  • Styling fee
  • Food/prop cost
  • Transportation
  • Assistant ( có thể include trong styling fee tuỳ bạn)

Vì ít mục quá nên báo giá nhanh thì bạn có thể báo qua tin nhắn điện thoại, facebook, báo miệng nhưng nhớ là khi báo giá được đồng ý thì khách hàng/ người thuê bạn phải confirm chi phí qua email của họ hoặc email công ty, không confirm qua các phương tiện khác. Ở một số job quan trọng báo giá cần được đóng dấu mộc đỏ của công ty thuê bạn( Cái này rất hiếm, vì chi phis cho Food Stylist trong một dự án không quá lớn để làm chuyện này)

Nếu bạn là người giỏi lên layout thì có thể thử bài vẻ, còn không thì soạn 1 file pdf (chỉ có chức năng xem, không chỉnh sửa) đính kèm trong email gửi đi cũng được

Nội dung file bao gồm:

Thông tin khách hàng

Khách hàng/ công ty:

Người liên hệ:

Bên thực hiên:

Nội dung công việc:

Thời gian thực hiện công việc: (từ ngày nào tới ngày nào)

Bảng báo giá:

  • Styling fee:
  • Food/prop cost:
  • Transportation:
  • Assistant :

Thông tin thanh toán:

  • Chi phí tạm ứng:
  • Đợt thanh toán 1:
  • Đợt thanh toán 2:

Thời hạn thanh toán: ( thanh toán liền sau khi làm xong job hay sau bao nhiêu ngày)

Thời hạn hiệu lực của báo giá này ( thường là trong vòng 30 ngày nếu không có gì thay đổi về nội dung công việc)

Người báo giá – Kí tên

Khách hàng/ công ty – Kí tên

 

Thường thì mình chỉ ghi lại các hạng mục rồi báo qua email thôi, không có làm file.

Và cân nhắc chuyện có bao gồm thuế cho khách hàng hay không. Làm Freelancer thì nên đăng ký cho mình một mã số thuế cá nhân, cái này mấy bạn hỏi thêm chị Google nha, không khó đâu

Chúc mấy bạn mới vào nghề có được một báo giá ưng ý, hài lòng từ những gợi ý của mình nha <3

Photograph by: Foodstylsitvn – Cháo thịt bằm

À quên hãy suy nghĩ và nhẩm tính với 100$ thì bạn sẽ làm được gì nha

__________________________________________________________

Bạn nào quan tâm tới khoá học Food Styling 101 có thể tham khảo tại link này nhé: Lớp học Food Stylist Class 101

Facebooktumblr