Những sai lầm thường mắc phải khi bắt đầu vào nghề Food Stylist:
-Không theo trợ giúp hay học hỏi từ các Food stylist đi trước
-Không tự học được
-Không cân đối được chi phí hợp lý cho công việc (làm thêm giờ, chuẩn bị quá nhiều thực phẩm…)
-Mua sắm quá nhiều vật dụng, thiết bị không thật sự cần thiết
-Không kiểm soát được chi phí ra vào hợp lý
-Không thực hiện các project cá nhân (tạo ra các sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình)
-Giá quá thấp (tiền công) so với mặt bằng chung của thị trường là con dao hai lưỡi
-Không bắt theo xu hướng trong ẩm thực cũng như chụp ảnh món ăn
Có rất nhiều từ “ Không ” xuất hiện và trên con đường trở thành Food Stylist của mình cũng đã vấp phải, tuy nhiên để hạn chế điều này theo mình việc quan trọng nhất là được một Food Stylist chia sẻ các kinh nghiệm “mềm” này.

Giant Pork Burger
Photograph and Retouch by: Lê Thanh Tùng @ Spotlight Studio
Food Stylist: Tiến Nguyên
Producer: Phạm Mỹ Linh
Assistant: Huỳnh Trọng Thành
Ở Việt Nam có 3 cách để bạn khởi nghiệp một cách “an toàn”
– Tham gia các khóa đào tạo Food Stylist ngắn hạn ở nước ngoài, vì trên thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có trường lớp nào đào tạo nghề này.
– Tìm và mua các sách giới thiệu về nghề này ở nước ngoài. Thực tế số đầu sách nói trực tiếp về nghề Food Stylist không nhiều ( nhưng nói về Food Photography sẽ nhiều hơn ) một số vấn đề đọc sẽ cảm thấy hơi khó hiểu khi chưa làm qua trong thực tế.
– Tìm cơ hội trở thành assistant của một Food Stylist.
Trong đó theo mình tìm cơ hội trở thành assistant của một Food Stylist là con đường đi tốt nhất. Tại sao lại vây ?
Food stylist là một nghề như bao nghề nghiệp khác trong xã hội, ngày trước mình thích nghề công nghệ thông tin, nhưng sau đó khi được tham gia và trải nghiệm cá nhân mình thấy không phù hợp để tiếp tục theo đuổi nghề này vì bản thân không chịu được các áp lực của chính nó. Mình xin rút ra: Tố chất + kỹ năng phù hợp giúp sẽ giúp bạn yêu và theo nghề.
Khi trở thành một trợ lý cho Food Stylist bạn sẽ được trải nghiệm thực tế xem công việc này có phù hợp với mình không, trước khi quyết định đâm lao sẽ theo lao.
Một số câu hỏi bạn có thể tự trả lời xem có phù hợp với vị trí này không:
-Bạn có khoản dự trữ, phương tiện cần thiết cho giai đoạn này không ? (có tài khoản ngân hàng riêng, có xe máy đi lại, điện thoại di động, đang nhận trợ cấp từ gia đình…)
-Bạn có đủ sức khỏe ? (đâu đầu chóng mặt khi làm việc lâu, dễ bệnh khi mắc mưa, say nắng…)
-Thời gian của bạn có linh hoạt không ? (gặp vấn đề về đi lại như say xe, không về khuya, không qua đêm ở ngoài được, không làm việc cuối tuần, ngày nghỉ…)
-Loại công việc không phù hợp với bạn ? (đi chợ, rửa chén bát, sử dụng Word, Excel…)
-Các kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực là gì (nếu có) ?
-Bạn có phải là người vui vẻ, lạc quan trong công việc không ?
…
[pix_box bg=”#fff5bd” color=”#222222″ border_size=”2″ border_style=”none” border_color=”#dddddd”]Với mình thái độ tích cực với công việc là một trong những điều quan trọng nhất, khi công việc quá căng thẳng bạn sẽ chọn nụ cười hay càu nhàu liên tục ? Đồng thời biết ơn và tôn trọng người giúp đỡ mình là tín hiệu tốt để bạn bắt đầu như một Food Stylist Assistant.
Nếu bạn quan tâm tới một lớp cơ bản tìm hiểu về Food Stylist ? Có thể liên hệ mình hoặc chờ đợi một bài viết tiếp theo để có thông tin chi tiết hơn ^^.[/pix_box]
Có thể bạn sẽ thích:
Tôi là “Nhà tạo mẫu món ăn”
Nghề Food Stylist ra đời như từ khi nào ?
Prop stylist là ai?
Food styling: phù hợp với bạn ?

