Công việc của một Food Photographer luôn cần mang đến những màu sắc mới và sự hấp dẫn cho món ăn, hôm nay các bạn hãy cùng Vietnam Food Stylist theo dõi chặn đường để trở thành một Food Photographer chuyên nghiệp của nhiếp ảnh gia người Ý Francesco Tonelli nhé.
Ông sinh ra và lớn lên tại Ý và có 20 năm làm việc một đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn trên khắp châu Âu, Tonelli đã trở thành chuyên gia về nghệ thuật ẩm thực (Culinary Arts) tại Viện Ẩm thực Hoa Kỳ. Ông cũng tham gia vào bộ phận R&D và Food Stylist cho La Cucina Italiana ở Milan. Ngoài ra ông còn tham gia vào công việc phát triển và styling hàng trăm món ăn cho tạp chí. Phần lớn các khách hàng của ông đều đến từ các nhà hàng được mang sao Michelin đến các nhãn hàng thực phẩm lớn nổi tiếng thế giới.
Hỏi về cơ duyên khiến ông đến với Food Photographer, Tonelli chia sẻ rằng công việc đến với ông hoàn toàn tình cờ. Trong thời gian làm việc tại các nhà hàng khách sạn tại Pháp, Ý và Thuỵ Sĩ, ông đã từng giữ vai trò làm người cố vấn cho tạp chí ẩm thực Ý “La Cucina Italiana”, đảm nhiệm công việc R&D các công thức nấu ăn mới để xuất bản mỗi tháng. Ông cũng đã có cơ hội làm việc cùng với một số Food Photographer chuyên nghiệp tại Ý, styling cho các món ăn mà ông đã phát triển để xuất bản.
Năm 1997, ông quyết định chuyển đến Mỹ và làm giảng viên tại Viện Ẩm thực Hoa Kỳ ở Hyde Park, New York.
Tại đây, ông đã chia sẻ với một nhiếp ảnh gia người Mỹ về những bức ảnh Food Photography mà ông đã cộng tác với những Food Photographer ở Ý. Nhờ sự góp ý và đề nghị giúp đỡ của vị nhiếp ảnh gia người Mỹ này, anh ấy đã giúp ông chụp những bức ảnh đẹp hơn bằng cách gửi bản phác thảo vẽ tay. Và từ đó sự nghiệp của ông đã rẽ sang một hướng khác với nhiều điều thú vị và bất ngờ hơn chờ đón ông.
Đối với Tonelli, việc có được sự độc lập trong việc phát triển công thức, Food Styling, Food Photography và hậu kỳ đã khiến ông trở thành một nhà ẩm thực toàn năng, mang lại sự tự tin và thôi thúc Tonelli chụp nhiều hơn, chăm chỉ học hỏi hơn và hoàn thiện hơn những kỹ năng của mình.
Một ngày nọ, Tonelli đã được Coca-Cola yêu cầu phát triển 12 công thức thức uống để sử dụng cho 12 loại đồ uống khác nhau của họ. Ông đã làm tất cả, styling và chụp ra đến thành phẩm cuối cùng. Coca-Cola đã thích thú đến nỗi họ quyết định sử dụng công thức đó và trả tiền cho ông. Có lẽ đây là niềm tự hào lớn nhất của ông, cũng từ đó ông nhận ra mình có thể phát triển niềm đam mê của mình thành một nghề với tư cách là một Food Photographer cao cấp vào năm 2003. Bằng sự nỗ lực của mình vào năm 2005 ông đã dấn thân vào sự nghiệp của một Food Photographer freelance chuyên nghiệp.
Chia sẻ về những khách hàng lớn mà Tonelli đã từng cộng tác, ông cho rằng bước đột phá lớn đầu tiên của ông là nhiếp ảnh cho tờ The New York Times. Ông đã chụp nhiều bìa cho Dining Session và cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên cho Eleven Madison Park. Sự hợp tác đặc biệt này đã đánh dấu tình bạn của ông với Đầu bếp danh tiếng Daniel Humm.
Kinh nghiệm và những lần tiếp xúc với The New York Times và sách EMP đã đưa ông đến với các khách hàng lớn KRAFT, Planters và General Mills. Theo sau đó là việc mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng khác như Chobani, KIND, Godiva, Danone, Daisy, Mars, PepsiCo, Knorr, WW, Florida Orange, Pure Leaf, Chipotle, Swanson, Nestlé, Starbucks, Smucker, Breyers và Unilever.
Khi được hỏi về điều yêu thích ở công việc của mình, Tonelli bộc bạch rằng ông ăn rất nhiều đồ ăn ngon ngay sau khi quay. Ông thích được tự mình làm mọi thứ từ việc lên ý tưởng, mua sắm, chuẩn bị, nấu nướng, styling, ánh sáng, chụp ảnh và xử lý hậu kỳ. Ông cũng được gặp gỡ những nhà thiết kế vô cùng tài năng, những người sáng tạo từ nhiều công ty thiết kế và quảng cáo, những khách hàng đã dành biết bao tâm huyết để phát triển một sản phẩm của riêng họ.
Theo Tonelli, quá trình quan trọng nhất trong một dự án đó là kết nối với khách hàng để hiểu được sản phẩm và mục tiêu của họ. Bạn hãy nghĩ về nó, về mọi mặt, làm thử, điều chỉnh cho đến khi đạt được điều mà khách hàng mong muốn. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, hãy chụp và ghi hình những thực phẩm càng nhanh càng tốt để giữ được độ tươi và hương thơm.
Tonelli còn chia sẻ thêm ông cực kỳ thích phát triển mối quan hệ lâu dài, tin cậy với khách hàng của mình. Nó giúp làm việc cùng nhau thoải mái hơn, dễ chịu hơn và sáng tạo hơn. Hơn nữa điều đó giúp ông kiểm soát hoàn toàn lịch trình, quy trình làm việc và chất lượng cuối cùng của sản phẩm mà ông cung cấp. Sự tận tâm, chính trực, kỷ luật, quan tâm đến từng chi tiết, tình yêu và niềm đam mê đối với mọi thứ liên quan (thực phẩm, công nghệ, toàn bộ quy trình làm việc) là điều Tonelli cho rằng sẽ giúp ông đứng ở vị trí hàng đầu trong ngành Food Photography trên thị trường.
Chia sẻ về tương lai và dự định của Tonelli trong thời gian sắp tới, ông hy vọng bản thân có thể tiếp tục làm những gì ông đang theo đuổi. Với tính chất công việc nhiều áp lực và khó khăn liên quan đến chụp ảnh món ăn thương mại, nhưng đối với ông một lối sống thú vị và lành mạnh, duy trì sự cân bằng giữa công việc và đời sống riêng tư, giữa các mối quan hệ bạn bè, gia đình và khách hàng luôn là điều ông nhắm đến và theo đuổi như một phần mục tiêu mà ông đặt ra cho cuộc sống của mình.
Nguồn tham khảo từ bài phỏng vấn của iconiclife