Trong bài viết này mình xin đề cập tới Food Styling chia làm 2 loại: Editorial food styling và Advertising food styling.
Editorial food styling thường yêu cầu bạn một cái nhìn tự nhiên và nghệ thuật, Advertising food styling lại yêu cầu mọi thứ trông tuyệt hảo nhất và được kiểm soát. Ví dụ nếu bạn chuẩn bị một phần cơm sườn dành cho một quán cafe dùng làm menu, bạn phải đảm bảo rằng nó phù hợp với cách lên món của nhân viên, phong cách bài trí, không gian mà chủ quán muốn thể hiện. Trường hợp bạn styling cho một packaging job bạn phải làm theo đúng layout, sẽ dùng hoặc làm chính xác sản phẩm của khách hàng, tránh trường hợp bị nhầm lẫn sang một sản phẩm đối thủ.
1. Food Styling cho ai?
Đây là một câu hỏi luôn lặp đi lặp lại trước khi bạn bắt đầu food styling và prop styling. Sản phẩm dành cho bà nội trợ, nấu các món ăn ngon dành cho gia đình, cách trình bày và prop cần trông thực tế và gần gũi với căn bếp gia đình. Trong khi sản phẩm dành cho nhà hàng ắt hẳn phải được trình bày như một đầu bếp. Ví dụ: một tô canh soup làm bao bì cho hạt nêm, sản phẩm hướng tới bà nội trợ cần một sản phẩm hỗ trợ giúp nấu món ăn ngon cho gia đình mà không tốn quá nhiều thời gian, mình lựa chọn sử dụng tô sứ trắng, nguyên liệu phổ biến thường có, và cách cắt thái đơn giản tạo cảm giác gần gũi cho người xem, tất nhiên cần có một vài điểu chỉnh để giúp tô soup bắt mắt phát thèm hơn trong thực tế.
Thông thường một Food Stylist cần xây dựng cho mình một porfolio để khách hàng tham khảo. Bạn không thể nào làm hết tất cả mọi thứ do đó điều quan trọng là xác định đâu là chất lượng vàng sản phẩm của khách hàng cần diễn tả, và xắn tay áo lên, làm sát theo chuẩn chất lượng ấy nhất có thể. Ví dụ: với sản phẩm kem tỉ lệ chất béo/đường/nước/hương vị/ hình dáng của từng loại kem khác nhau nên bề mặt của chúng cũng sẽ khác nhau rất nhiều, bạn phải xác định như thế nào là đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất mà mình sẽ hướng tới. Khách hàng thích thấy viên kem đang chảy hay hoàn toàn không? Đâu là cách trình bày khiến người khác phát thèn nhất ?Ai sẽ là người dùng sản phẩm này người lớn, trẻ em, đàn ông hay đàn bà?… Một số vấn đề chung bạn cần phải cân nhắc:
- Góc máy như thế nào sẽ tốt nhất cho sản phẩm ?
- Số lượng sản phẩm trong khung hình ?
- Chụp gần bao nhiêu là đủ ?
- Loại ánh sáng phù hợp cho sản phẩm ?
- Màu sắc kết hợp (màu của background, props…) nào sẽ phù hợp cho sản phẩm đó ?
- Prop nào phù hợp(màu sắc, hình sáng, độ lớn) ?
- Cách sắp đặt hấp dẫn và nghệ thuật nhất có thể ?
Khách hàng luôn đánh giá cao một Food Stylist quan tâm tới việc làm thế nào giới thiệu sản phẩm ấn tượng, cuốn hút, hấp dẫn nhất có thể.
2. Editorial Food Styling:
Editorial food styling thường dành cho tạp chí, báo và cookbook, (có thể dành cho nhà hàng, quán cà phê) cách trình bày phụ thuộc vào đối tượng khách hàng hướng tới. Ví dụ: bạn có thể thấy cách sự khác biệt giữ tạp chí Bếp Gia Đình và Món Ngon Việt Nam – có thể nói là 2 tạp chí chuyên về ẩm thực được nhiều người biết đến ở Việt Nam nhất hiện nay. Theo mình Bếp gia đình hướng tới các món ăn đơn giản, ngon và lành, với cách trình bày gần gũi với các bữa cơm gia đình, Món Ngon Việt Nam mang tới các món ăn phú hợp hơn cho hội họp gia đình, lễ tết, với các kỹ năng và cách trình bày một của đầu bếp chuyên nghiệp nhiều hơn. Mỗi tạp chí có đối tượng khách hàng khác nhau dựa vào sự xác định artdirector và ban biên tập. Chính vì lý do này khi bạn styling cho một bài viết, một cuốn cookbook bạn phải làm quen với style của team tạo nên nó. Editorial food styling thường có mức chi phí đầu tư ít hơn Advertising food styling, nhưng công việc sẽ gắn bó lâu dài hơn, và bạn có cơ hội được cộng tác lâu dài với một team mà bạn rất yêu quí.
3. Advertising food styling:
Advertising food styling bạn thường sẽ quen dưới cái tên print Ad, television commercial(TVC)… dùng để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm. Chất lượng vàng của sản phẩm luôn luôn được đặt lên hàng đầu, bằng cách tham khảo nhiều mẫu quảng cáo trên thị trường bạn có thể trả lời cho banj5 câu hỏi: khách hàng muốn sản phẩm của họ trông như thế nào ? Nếu bạn làm việc với Agency, thông thường bạn sẽ nhận được brief mô tả chất lượng, số lượng, cách thức trình bày của sản phẩm.
Người nắm rõ yêu cầu chất lượng vàng cuả sản phầm là Brand manager, để hiểu rõ nhất yêu cầu bạn cần đặt cho họ một số câu hỏi, ví dụ: Sản phẩm bún gạo lứt, một số câu hỏi đặt ra:
Sản phẩm có bị ra màu khi sử dụng ?
Các sợi bún sắp xếp tạo vẻ suôn mượt, hay đan xen tự nhiên ?
Có sử dụng gạo lứt đặt bên cạnh sản phẩm để tạo sư so sánh cho khách hàng ?
Cách nấu như thế nào thể hiện tốt nhất sản phẩm của họ (món xào, món có nước lèo, gỏi cuốn) ?
…
Chính những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn điều khách hàng mong muốn.
Khi bạn làm việc trong môi trường Advertising food styling khách hàng mong đợi ở kỹ năng của bạn rất nhiều và tất nhiên bạn kiếm được nhiều nhất.
Xem thêm:
Food Stylist là ai ?
Food Styling: Khám phá phong cách cá nhân
Food Styling: Đảm bảo chất lượng thực phẩm
7 bí mật tạo nên bức ảnh món ăn thu hút.
*Vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn lại nội dung từ Vietnam Food Stylist.