M

Một món ăn đẹp thu hút trên hình ảnh không phải tự nhiên mà có, cần tỉ mỉ tốn khá nhiều thời gian làm một món đơn giản trở nên bắt mắt thu hút để chúng xuất hiện trên menu một nhà hàng, sách hướng dẫn nấu ăn, chương trình hướng dẫn nấu nướng hay các chương trình quảng cáo. Bạn sẽ tiêu tốn tiền bạc và thời gian để lao vào một nhà hàng thưởng thức một món ăn trang trí thiếu hấp dẫn ? Các hình ảnh quảng cáo món ăn luôn được chăm chút tỉ mỉ cẩn thận, chúng phải thật bắt mắt, ngon miệng. Điều đó lý giải một phần tại sao Food Styling khá quan trọng.

Client: Cafe De La Poste Photo: Lê Thanh Tùng at Spotlight Studio Food stylist: Bùi Lý Tiến Nguyên Producer: Pham My Linh

Client: Cafe De La Poste
Photo: Lê Thanh Tùng at Spotlight Studio
Food stylist: Bùi Lý Tiến Nguyên
Producer: Pham My Linh

Có lẽ một lần nào đó bạn nhìn vào cuốn menu nhà hàng và cảm giác thèm ăn vì độ tươi mới của nguyên liệu, đậm đà trong cách chế biến hay cảm giác nóng sốt ngon lành ? Những hiệu ứng đó là kết quả làm việc của Food Stylist – người chuẩn bị mọi thứ ở trạng thái tốt nhất sẵn sàng để lên ảnh.

Chè bà ba Client: Phương Nam Book  Food & Prop Stylist: Tiến Nguyên Photograph by: Wing Chan @Bite Studio

Chè bà ba
Client: Phương Nam Book
Food & Prop Stylist: Tiến Nguyên Photograph by: Wing Chan @Bite Studio

Không giống như đầu bếp có căn bếp quen thuộc, địa điểm làm việc của Food Stylist khá linh động tùy vào từng công việc cụ thể, có khi ngoài trời, trong 1 căn bếp, phim trường hay một studio nào đó… Food Stylist là một nghề đòi hỏi tinh thần team-work cao vì ngoài làm việc với khách hàng bạn cần kết nối với Photographer, Producer, Advertising Agency… để tìm ra đâu là điều khách hàng mong muốn nhất.

Cảnh hậu trường chuẩn bị gà nướng

Cảnh hậu trường chuẩn bị gà nướng

Ngoài việc có con mắt nghệ thuật, kỹ năng nấu nướng và am hiểu văn hóa ẩm thực, đa số Food Stylist hoạt động freelance nên đòi hỏi phải có kiến thức về kinh doanh nếu muốn đạt được thành công. Họ tự trang bị kỹ năng phát triển và giới thiệu bản thân tới khách hàng, biết cách tính toán chi phí hoạt động, lập lịch làm việc và giải quyết các vấn đề phát sinh ngay tại buổi làm việc…

Hiện tại ở Việt Nam nghề Food Stylist không hẳn quá phát triển, theo mình đây là một lĩnh vực nhỏ, không đông người làm nhưng đối thủ cạnh tranh mạnh, dễ thành công và dễ thất bại vì bạn vừa đối thử vừa là người Việt Nam vừa là các bạn đồng nghiệp từ các nước khác tới.

Mình xin điểm qua một số yếu tố cần lưu tâm khi quan tâm muốn làm Food Stylist:

Lương: Linh động, nhưng mình nghĩ đây là một nghề có mức thu nhập khá trong xã hội nếu bạn có công việc đều. (chi tiết tùy vào từng người nên cũng khó nói ^^)

Học vấn: Đa phần các Food Stylist thường có các chứng chỉ các khóa đào tạo nghề bếp trong các trướng ẩm thực, một vài người lại có bằng cấp liên quan tới mỹ thuật hội họa, kiến trúc hay thiết kế… Có thể nói khá đa dạng.

Tính cách: Food Styling thật sự là một công việc tuy nhiên bạn cần bình tĩnh điềm đạm và vui vẻ, tốn rất nhiều thời gian để ra styling ra một tấm hình đẹp có thể 1 tiếng 2 tiếng hay cả ngày, đặc biệt là khi bạn cần làm đúng yêu cầu của khách hàng thì thời gian sẽ kéo dài hơn Bạn nên trao đổi các ý tượng một cách mạch lạc, rõ ràng để đối tác hiểu điều bạn muốn nói và bạn hiểu điều mọi người đang nhắc tới, trang bị kỹ năng sử lý vấn đề phát sinh ngay tại buổi chụp nhanh chóng. Hãy tận hưởng buổi làm việc và cố gắng đừng than phiền.

Yêu cầu khác: Ngoài các kỹ năng làm việc với đồ ăn, bạn cần có kiến thức về chụp ảnh, hiểu về ánh sáng, góc máy, hiệu ứng … những cách để giúp tăng chất lượng sản phẩm hình ảnh. Xây dựng mốt Portfolio cá nhân, chuẩn bị bộ dụng cụ Food Styling cho riêng mình và có phương tiện di chuyển…

Các bạn có thể tham khảo thêm về cách mình xây dựng Portfolio:

My Portfolio

 Bạn có thể xem thêm gợi ý về Food Styling Tips:

Chụp hình món ăn ngon hơn hẳn với Food Styling Tip 4

5 thủ thuật đơn giản từ hậu trường chụp ảnh món ăn

Prop Styling Tips giúp chụp ảnh món ăn ngon hơn

Facebooktumblr