Hầu hết các bức ảnh về món ăn bạn nhìn thấy được chỉnh chu từng chi tiết nhỏ trên bao bì sản phẩm, thực đơn nhà hàng, tạp chí, sách dạy nấu ăn… đều có sự tham gia của Food Stylist.
Trong những năm gần đây, khi nghề Food Stylist được nhắc tới nhiều, mọi người để ý và câu chuyện thú vị quanh nghề này dần được bàn tán. Kem (ice cream) thật ra là khoai tây nghiền ? Kem cạo râu thay thế whipping cream? Sữa tươi thay thế bằng keo ? Dùng dầu nhớt xe thay thế cho syrup… có vô số điều thú vị xoay quanh nghề Food Stylist được nhắc tới. Không hẳn mọi câu chuyện đều đúng.

Photographer: Lê Thanh Tùng at Spotlight Studio
Food stylist: Nguyên Bùi
Lighting assistant: Trọng Thành
Producer: Pham My Linh
Sữa và trông giống sữa
Một mặt nào đó keo sữa trông rất giống sữa, chúng ta khó có thể nhận ra nếu không sờ, rờ hay ngừi thử ^_^ Tuy nhiên, keo đặc sệt và trong ra khi để thời gian dài, bạn không thể rót đổ hay tạt uốn lượn được khi sử dụng keo.
Sự thật đa phần Food Stylist vẫn sử dụng sữa thiệt cho các buổi shooting, vất vả với khoảng vài chục lit sữa để ra được sản phẩm ưng ý.

Photographer: Lê Thanh Tùng at Spotlight Studio
Food stylist: Nguyên Bùi
Lighting assistant: Trọng Thành
Producer: Pham My Linh
Đồ thật và trông giống thật
Bạn có biết mất bao lâu để làm đông được 10kg kem ? Mấy phút một viên kem 65g tan thành nước ? Có rất nhiều cách làm kem khác nhau, nhanh nhất chắc là dùng ni tơ lỏng đổ vào hỗn hợp kem lỏng giúp đông ngay tức khắc.
Nhưng cách trên hầu như chỉ xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng, 5*… vì giá thành làm quá cao để làm ra được 1 lượng kem nhỏ. Sự thật là đa phần Food Stylist không dùng kem thật trong các buổi shooting, họ làm kem giả để sử dụng được linh hoạt, ít tốn kém và để được cả ngày.
Đơn giản nhất là sử dụng khoai tây nghiền, vì trông bề ngoài chúng cũng kha khá giống nhau, phức tạp hơn là sử dụng shorterning + icing sugar. Topping và sauce sẽ được đính thêm sau
Bạn muốn biết kem giả được thực hiện như thế nào? Có thể tham khảo thêm tại cuối bài viết
Món ăn nào cũng có cái khó riêng
Mì gói ngâm lâu chưa đầy 10-15 đã nở, chả giò chiên sẽ cháy cạnh trước khi cả cuốn vàng giòn, món nóng trông nguội ngắt vì không thấy hơi nước, ly nước đá tan thành nước nhanh chóng trước khi chụp kịp xong…
Thỉnh thoảng mình được hỏi làm món nào dễ nhất, món nào khó nhất, câu trả lời của mình thường là món nào làm quen tay nhất và món nào ít đụng tới nhất sẽ khó sử lý hơn

Ham Sandwich Photographer: Lê Thanh Tùng at Spotlight Studio
Food stylist: Nguyên Bùi
Lighting assistant: Trọng Thành
Producer: Pham My Linh
Món ăn trông tự nhiên
Mọi người hay nghĩ chỉ cần dùng dầu quét lên sẽ giúp đồ ăn trông hấp dẫn ngon mắt. Tuy nhiên một số món ăn không hoàn toàn như vậy, hạt cơm chín căng mẩy bóng nhẹ nhờ hơi ẩm còn trong chúng, khi cơm khô bạn có quét dầu nhiều lần thì chỉ khiến chúng trông như cơm nuội chiên. Cheese trên bánh pizza sẽ cũ màu theo thời gian mất độ căng bóng, việc quét dầu lên nhiều lần để cứu vãn tình hình cũng không sửa được chuyện này… Do đó không hẳn món nghe dễ lại dễ làm với các Food Stylist. Để có Chocolate tan chảy ưng ý cần sơ chế cẩn thận tránh hơi nước để hạn chế nổi bọt, tránh quá lửa để giữ được độ bóng mượt.

Chocolate ginger spring roll Client: Phương Nam Book Recipe by: Le chi
Photograph by: Wing Chan at BITE Studio
Food Stylist: Nguyên Bùi
Công việc thường xuyên của Food Stylist là ngồi lựa chọn các loại thực phẩm ngon mắt, chế biến cẩn thận để có được những thành phần hoàn hảo, thu hút. Trong suốt buổi Shooting sẽ có nhiều lần phải thay mới nên khối lượng thực phẩm cần chuẩn bị khá lớn. Tỉ lệ chuẩn bị thông thường là 1:3 đôi khi tới 1:10 hoặc hơn thế nữa. Môtt số trợ lý ban đầu theo mình đi làm khá choáng khi không hiểu sao phải chuẩn bị tới cả chục lit cafe chỉ để có một ly cafe hoàn hảo
Xu hướng Food Styling
Món ăn trên hình ảnh được yêu cầu ngày càng trông tự nhiên, gần gũi để người xem cảm nhận được sản phẩm tốt hơn. Một công thức món ăn trong sách Cooknook, Food Stylist tạo cảm giác nhà làm, dễ thực hiện

Chilled tofu with ginger vinaigrette Client: Phương Nam Book
Recipe by: Le chi
Photograph by: Wing Chan at BITE Studio
Food Stylist: Nguyên Bùi
Sản phẩm công nghiệp, họ mang tới sự rõ ràng dễ hiểu, gần gũi và đầy thu hút để người tiêu dùng quyết định chọn sản phẩm

Waxada – Mì xá xíu
Client: Nissin Việt Nam
Agency: Dentsu Alpha
Photographer: Le Thanh Tung at Spotlight Studio
Producer: Pham My Linh
Food Stylist: Nguyên Bùi
Có những lời đồn thổi món ăn do Food Stylist làm ra toàn đồ giả, nhưng thực tế không hẳn mọi thứ đều có thể làm giả mà vẫn giữ được nét tự nhiên, trừ một số trường hợp đặc biệt như kem, còn lại hấu hết Food Stylist phải cẩn thận lựa chọn và điểu chỉnh từng chút một các thành phần trên món ăn, để chúng trông ngon mắt. Hy vọng qua bài viết này giải đáp được phần nào thắc mắc Food Stylist làm gì với món ăn của các bạn ^_^
Bạn có thể thích:
Kem giả – fake ice cream làm như thế nào ?

